Hôm nay La Trọng Nhơn sẽ hướng dẫn bạn sử dụng google tag manager.
Hãy cùng tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về những thành phần của GTM – Google Tag Manager và cách sử dụng chúng để gửi dữ liệu – như số lượng xem trang và số nhấp chuột vào liên kết – đến Google Analytics.
Hướng dẫn sử dụng google tag manager
Trước tiên, bạn nên nắm một số khái niệm của GTM và cách sử dụng chúng để lấy dữ liệu như page view, link click đến Google Analytics.
Trong GTM có 2 thành phần chính:
- Tags (hành động)– thông báo đến Google Tag Manager bạn đang muốn làm gì, ví dụ như “bạn đang muốn gửi một page view tới Google Analytics.”
- Triggers (kích hoạt) – thông báo đến Google Tag Manager khi nào bạn muốn gắn tag manager, ví dụ như “bất cứ lúc nào có người ghé thăm 1 webpage của bạn” Trước khi tìm hiểu những 2 phần này kết hợp với nhau như thế nào, hãy tạo tài khoản trước đã.
Cách setup Tag Manager Google
Về cơ bản, cách setup Google Tag Manager có 5 bước chính:
- Tạo ra thẻ tag manager mới
- Chọn mục Google Analytics: Universal hoặc Classic Analytics
- Định dạng cấu trúc thẻ
- Xác định trình kích hoạt triggers
- Thiết lập và đặt tên cho thẻ tag
Tạo tài khoản thực sự rất dễ. Chỉ cần truy cập trang “Google Tag Manager” rồi đăng nhập vào là được. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu thiết lập nội dung.
Thông thường, bạn sẽ tạo nội dung cho mỗi trang web mà bạn muốn theo dõi. Khi bạn đã tạo tài khoản và nội dung đầu tiên của mình, Google Tag Manager sẽ cho bạn một đoạn mã giống như hình sau:
Chỉ cần sao chép và dán mã này ngay sau thẻ opening <body> trên trang web của bạn. Nếu website bạn sử dụng WordPress thì sẽ có một số plugin như OptimizePress 2.0 giúp triển khai các thao tác này dễ dàng hơn.
Bước 1: Tạo thẻ tag mới
Sau khi tạo tài khoản xong, bắt đầu tạo cái Tag đầu tiên. Mà không phải phức tạp hóa vấn đề nhé! Làm đơn giản thôi!
Ví dụ: Ở tag đầu tiên này, tôi muốn Google Tag Manager báo cáo 1 pageview đến Google Analytics mỗi khi có ai đó truy cập website.
Đây là cách thiết lập cụ thể …
Tạo ra thẻ mới bằng cách nhấp vào mục “Tags” ở thanh menu bên trái rồi sau đó click vào “New” .
Sau đó, Trình quản lý thẻ của Google sẽ muốn biết loại sản phẩm bạn muốn gắn thẻ. Ở đây bạn chọn Google Analytics nhé
Bước 2: Chọn mục Analytics
Trong GTM (Google Tag Manager), công cụ sẽ cho bạn 2 sự lựa chọn: Universal hoặc Classic Analytics. Thường thì ta sẽ chọn Universal. Vì nó được mặc định có sẵn và đây cũng là phiên bản mới nhất của GA.
Sau khi chọn “Continue”, bạn cần cung cấp cho GTM biết về nơi thông tin Page view được gửi đến.
Bước 3:Định dạng cấu trúc thẻ của bạn
Trong trường hợp này, bạn cần phải điền thông tin Property ID thật của mình vào. Ví dụ Property ID là “UA-12345678-9”
(Nếu chưa biết chính xác ID của mình, xem hướng dẫn bên dưới nhé)
Bước 4: Xác định trình kích hoạt triggers
Sau khi chọn “Continue”, bạn cần xác định trình kích hoạt nữa. Nhớ rằng “trigger” là cách bạn thông báo cho GTM biết khi nào nó cần kích hoạt thẻ đặc biệt này.
Trong trường hợp này, bạn muốn báo cáo số page view khi có ai đó truy cập vào website. Vì vậy ta sẽ chọn “all page” từ danh sách các triggers cài sẵn.
Bước 5: Thiết lập và đặt tên cho thẻ tag của bạn
Sau khi đã chọn “All Page” > Tiếp tục chọn “Create tag”
Trình quản lý thẻ Google sẽ yêu cầu bạn đặt tên cho một thẻ mới. Ví dụ tôi đặt tên cho thẻ này là “GA – Page view”.
Dưới đây là một mẹo cực kì dễ … GTM sẽ liệt kê tất cả các thẻ theo thứ tự chữ cái.
Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu tên thẻ này dưới dạng “GA -“. Để đảm bảo rằng tất cả các thẻ Google Analytics của tôi được nhóm lại với nhau và dễ dàng tìm thấy ngay sau đó.
Khi thẻ đã được đặt tên xong, bước cuối cùng là…
Trình quản lý thẻ của Google sẽ không đăng tải ngay các thay đổi của bạn. Thay vào đó, giống như khi bạn tạo một bài đăng WordPress, bạn sẽ cần phải “Xuất bản” các thay đổi của bạn.
Lưu ý: Tránh sao chép trùng lặp lại dữ liệu của bạn.
Nếu bạn sử dụng Google Tag Manager để kiểm soát Google Analytics của mình.
Lưu ý: Xóa mã theo dõi (code tracking) của Google Analytics hiện tại khỏi các trang. Nếu không, mã GA cũ sẽ thu thập dữ liệu & thẻ GTM mới cũng sẽ báo cáo lại… Từ đó tạo ra những dữ liệu trùng lặp.
Mà không ai muốn nhận được những dữ liệu trùng lặp hết, phải không?
Tag đầu tiên của bạn, thông báo đến GTM gửi lượt xem pageview tới Google Analytics. Và trigger đầu tiên của bạn sẽ thông báo cho GTM gửi lượt xem pageview đó mỗi khi trang được tải.
La Trọng Nhơn mong rằng bài viết hướng dẫn sử dụng google tag manager sẽ giúp ích được cho bạn.
from La Trọng Nhơn Blog https://latrongnhon.com/huong-dan-su-dung-google-tag-manager/
Nhận xét
Đăng nhận xét